Tuy nhiên, việc tiếp nhận này chỉ giới hạn cho một số ngành nghề mà Thái Lan đánh giá sẽ thiếu hụt lao động trong những năm tới, trong đó có thủy sản và nông nghiệp. Đây là những ngành tiếp nhận nhiều lao động từ Myanmar và Lào. Việc mở cửa kinh tế và chính trị của Myanmar cùng sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Lào, được cho là sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lao động, vì vậy, Việt Nam được xem là nguồn cung cấp thay thế.
Hiện tại
có khoảng 3 triệu lao động nhập cư đang làm việc tại Thái Lan (phần lớn là lao
động bất hợp pháp) trong tổng số gần 39 triệu lao động của nước này. Cơ quan
Phát triển xã hội và kinh tế quốc gia (NESDB) dự đoán trong 10 năm tới Thái Lan
cần đến 5,36 triệu lao động nước ngoài.
Tín hiệu từ thị trường Thái Lan đã mang chút màu tươi
sáng, giúp bức tranh của ngành XKLĐ bớt ảm đạm. Báo cáo từ Cục quản lý Lao động
Ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, tính đến hết quý III
năm nay Việt Nam mới xuất khẩu lao động được 51.318 người, đạt 57% kế
hoạch năm.
Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý Lao
động Ngoài nước nhận định: mục tiêu đưa lao động sang làm việc tại
nước ngoài năm 2012 sẽ không dễ dàng với các DN xuất khẩu lao
động. Vì vậy, giải pháp tốt nhất lúc này chính là tạo việc làm ngay
trong nước.
An Bường tổng hợp (Minh Quang - Văn phòng
Bangkok - thanhnien.com.vn, Phạm Thanh - dantri.com.vn)