Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

2012 New Year countdown

2012 New Year countdown celebration held nationwide


BANGKOK, Dec 31 - New Year countdown events will be held nationwide to ring in 2012, with fireworks, concerts, activities and other light and sound spectacles provided to the public.

THAI’S ECONOMIC SITUATION

Thailand’s Economic Situation in 2011 and Outlook in 2012


The Fiscal Policy Office has predicted that the Thai economy in 2011 would grow by only 1.1 percent, as a consequence of the flood disaster. A better outlook is seen in 2012, with economic growth between 4.5 and 5.5 percent.
The Director-General of the Fiscal Policy Office, Somchai Sujjapongse, said that the flood crisis had had a very bad impact on the manufacturing and agricultural sectors.

COUNTDOWN 2010

Some of pictures at Nakhon Phanom Countdown 2010

Two MCs

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

BREAKING NEWS DEC 30

Wozniacki, Azarenka in Thai flood fundraiser
World number one Caroline Wozniacki has arrived in Thailand for a charity tennis match against Victoria Azarenka to raise money for the country's recent flood crisis, a spokeswoman said Friday.
World number one Caroline Wozniacki, pictured during a match last month, has arrived in Thailand for a charity tennis match against Victoria Azarenka to raise money for the country's recent flood crisis, a spokeswoman said Friday

THỜI TRANG SÀNH ĐIỆU

Thời trang sành điệu của Thủ tướng Thái

Baodatviet - Là một trong những khuôn mặt nữ hiếm hoi trong giới lãnh đạo khu vực ASEAN, nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra luôn biết cách gây ấn tượng với hình thức trau chuốt của mình.

Là người sở hữu khuôn mặt đẹp, cân đối và dáng người rất gọn gàng, nữ Thủ tướng luôn rất cẩn thận trong việc chọn trang phục trang nhã và phù hợp với các sự kiện.

Không bao giờ bà xuất hiện trước ống kính máy quay mà khuôn mặt lại không được trang điểm kỹ càng. Tóc của nữ Thủ tướng được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, theo báo chí Thái Lan, bà Yingluck chỉ tới tiệm làm tóc và cần tới chuyên gia trang điểm chỉ trong những dịp đặc biệt.

Bà không thường xuyên tới các tiệm làm đầu để chăm sóc tóc. Phong cách thời trang của bà cho thấy bà là người hiểu rõ về trang phục, và ưa các trang phục của thương hiệu nổi tiếng hơn là may đo. 

  
Bà nhận được nhiều lời đánh giá cao về phong cách thời trang của mình, luôn rực rỡ và thời thượng.


Tuy nhiên, đôi khi vấn đề thời trang của nữ Thủ tướng lại dấy lên nhiều bức xúc của người dân, đặc biệt là trong thời gian lũ lụt hoành hành tại Thái Lan.
Đó là khi bà Yingluck đi thăm người dân vùng lũ trong đôi ủng đắt tiền, 'hàng hiệu' của hãng thời trang Anh quốc Burberry. Đôi ủng này có giá trị khoảng 225USD. Một số trang biếm họa của người dân cho rằng bà đang quảng cáo cho hãng thời trang này.

 Nhưng, đây cũng không phải là đôi ủng đắt nhất được trình diễn trong mùa lụt vừa qua. Đôi ủng thời trang nhất phải kể đến là của bà Vorakorn - vợ của cựu Bộ trưởng Tài chính, hiện là phó lãnh đạo của đảng đối lập Korn Chatikavanij, của hãng Chanel có tên Camellia, trị giá 600USD.

Là thương nhân và giờ là chính trị gia, bà Yingluck Shinawatra có tổng tài sản ước tính lên tới 17 triệu USD.

Bà là em gái trẻ nhất trong gia đình cựu Thủ tướng và cũng là tỉ phú giàu có Thaksin Shinawatra


An Bường sưu tầm bổ sung





An Bường sưu tầm
30/12/2011

CHÀNG TRAI THÁI SI TÌNH

Sự thực chàng trai Thái si tình cô gái Việt
VietnamNet - Chuyện chàng trai người Thái muốn tìm lại thiếu nữ người Việt đánh rơi ảnh đã xin nghỉ việc ở Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội, mặc cho mọi người can ngăn theo học tiếng Việt đã khiến nhiều người rưng rưng. Câu chuyện liệu có lãng mạn đến thế?

Pisit Amnuayngerntra

Nhân vật chính trong chuyện này là Pisit Amnuayngerntra, học viên cao học khóa 06 ngành Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thông tin về Pisit khiến nhiều người không cầm được nước mắt với nhiều tình tiết được cho là ghi lại lời kể của nhân vật hết sức lãng mạn.
Đáng chú ý nhất là đoạn miêu tả chàng trai “đất nước chùa vàng” trong một chiều lang thang dạo phố ở thủ đô đã va phải một thiếu nữ chừng hai mươi tuổi mặc áo dài trắng, tóc bím hai bên đi xe đạp khiến em bị ngã.
Rồi chàng trai dựng xe đạp giúp cô gái, nói lời xin lỗi nhưng cô gái chỉ đỏ mặt, nhoẻn cười rồi đi hòa vào dòng người tấp nập. Khi này, chàng trai mới phát hiện thiếu nữ đã đánh rơi một tấm ảnh chụp cùng mấy người bạn trước cổng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN). 
Và sự thôi thúc muốn tìm lại thiếu nữ trong ảnh đã đưa Pisit tới quyết định “xin nghỉ việc tại Đại sứ quán, mặc cho mọi người ngăn cản rồi đăng ký thi thạc sĩ ngành Việt Nam học ở Đại học Quốc gia Hà Nội với mong ước mai này trở thành một giảng viên dạy tiếng Việt và Việt Nam học, và nuôi hy vọng gặp lại người con gái mình chưa biết tên...”
Gặp Pisit với mong muốn xem liệu chàng trai si tình đã tìm được thiếu nữ trong ảnh chưa,  phóng viên được lắng nghe một câu chuyện khác của chính người trong cuộc.
Mái tóc bồng bềnh cùng giọng nói chậm rãi (phát âm tiếng Việt khá chuẩn) và nụ cười hiền khô, Pisit chỉ lắc đầu không có và “em cũng lần đầu nghe chuyện này”.
Ngay sau đó, trên Facebook, Pisit và các bạn đã có dịp cười nghiêng ngả trước bài viết không đúng sự thật về mình. Một bạn cùng lớp với chàng trai người Thái hỏi vui: “Kín tiếng quá nhé. Sao không nhờ cả lớp mình tìm cho?” 
Tình yêu Việt Nam của chàng trai người Thái
Trước khi sang Việt Nam, Pisit là sinh viên ngành Đông Nam Á học của Trường ĐH Thammasat (nổi tiếng về đào tạo chính trị và pháp luật) và bắt đầu tìm hiểu về đất nước Việt Nam.
Đối với bạn, “Việt Nam là một nước thú vị nhất trong khu vực Đông Nam Á với lịch sử lâu dài, có văn hóa khác biệt rất rõ ràng so với các nước khác trong khu vực và có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực. Suốt những năm tháng ngồi trên giảng đường, em đã mơ ước rằng sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội được sang Việt Nam”.
Pisit trong lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐH Quốc gia HN năm 2011. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Năm 2009, Pisit thi được học bổng sang Việt Nam học tiếng Việt 3 tháng tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chính lần đến đầu tiên này, lối sống của người Việt, văn hóa truyền thống, ẩm thực mà đặc biệt là bún chả và nem chua rán đã để lại ấn tượng sâu đậm trong chàng sinh viên. 
Sau ngày về nước, khi biết thông tin có cuộc thi tuyển cán bộ đến làm việc ở Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội, Pisit đã không chần chừ nộp hồ sơ đăng ký và trúng tuyển. Nhiệm vụ của bạn là tư vấn cho các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. 
Một năm sau bạn quyết định chuyển sang học thạc sĩ Việt Nam học ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội để mai này cũng trở thành một giảng viên để sau này được nghiên cứu về Việt Nam một cách toàn diện và đầy đủ mọi lĩnh vực.
Trong số 101 gương mặt trẻ tiêu biểu của ĐHQG HN năm 2011, Pisit là học viên cao học nước ngoài duy nhất được trao giải bởi thành tích học tập xuất sắc. Chỉ trong 13 tháng, bạn đã hoàn thành khóa học cao học (thông thường phải mất 2 năm) của mình. Sắp tới đây bạn sẽ bảo vệ luận văn với đề tài: “Cộng đồng Việt kiều tỉnh Uđonthani (Thái Lan – PV)” .
Theo Pisit: “Đề tài này rất thú vị đối với cả người Việt Nam cũng như người Thái Lan. Cộng đồng Việt kiều tỉnh Uđonthani có đặc trưng riêng biệt so với các cộng đồng Việt kiều khác trên thế giới. Hơn nữa, em nghĩ rằng các thông tin về cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan đối với sự hiểu biết của người Việt Nam ở đây còn ít và hạn chế. Cho nên, em mong muốn đưa ra những thông tin mới về cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan mà chưa được nhiều người biết đến”.
Như bao sinh viên khác, Pisit cũng ở trọ, để tới lớp bạn từng đi xe máy song giờ đã chuyển sang đi xe bus vì “vẫn sợ chuyện đi lại ở thủ đô” và cũng phải chứng kiến cảnh chen lấn, tài xế và phụ xe chửi mắng hành khách, chuyện bỏ bến.
Bạn tâm sự: “Nếu ở Thái Lan, việc cư xử thiếu văn hóa như thế có thể bạn sẽ bị đánh nhưng ở đây mọi người có vẻ như lại thấy đó là bình thường, ít người lên tiếng”.
Nói về Hà Nội và người Việt Nam, Pisit cười tươi chia sẻ:
“Điều em ấn tượng ở đây, ngoài món bún chả, đó là sự thân thiện. Những người thầy, người bạn ở đây thật tuyệt. Và tình yêu bóng đá cuồng nhiệt. Mỗi khi có đội tuyển quốc gia đá gần như mọi nhà, mọi người đều mở, xem và cổ vũ nhiệt tình. Phụ nữ VN rất đẹp, nhất là với áo dài nhưng giờ thì (ít) người mặc hơn”.
Đầu năm 2012, Pisit sẽ quay lại Thái Lan, theo nghề giảng viên và sẽ tiếp tục truyền đạt kiến thức của mình cho SV.
Bạn cho biết mình cũng đã ấp ủ kế hoạch để phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đưa SV Thái Lan sang Việt Nam để học tập, nghiên cứu.
Phong Đăng
An Bường dẫn lại
30/12/2011

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

VN TOP20, TL NỮ HOÀNG DL

Thúy Ngân chỉ dừng lại Top20, Thái Lan đăng quang Nữ hoàng du lịch

2sao.vn  - Đêm chung kết Nữ hoàng du lịch quốc tế 2011 vừa kết thúc với sự lên ngôi của nhan sắc Thái Lan Kantapat Peeradachainarin. Top 5 của cuộc thi năm nay bao gồm nhiều gương mặt gây bất ngờ như Á hậu 1 Jeanine Castro - Đảo Fernando de Noronha (Brazil) , Á hậu 2 Mariia Ovechkina - Belarus, cùng hai gương mặt được đánh giá cao trước đó là Á hậu 3 Nelly Almas - Tanzania,  Á hậu 4 Wang Lu - Trung Quốc.
HH Thái Lan đăng quang Nữ hoàng du lịch  Quốc tế - ở giữa
Top 10 bao gồm các thí sinh đến từ các nước: Trung Quốc, Belarus, Bolivia, Canada, Đảo Fernando de Noronha (Brazil),  Ấn Độ, Namibia, Bồ Đào Nha, Tanzania và Thái Lan.

Các giải phụ bao gồm:Hoa hậu thân thiện: Hoa hậu Ecuador
Hoa hậu nhân ái:  Hoa hậu Philippines
Hoa hậu áo tắm: Hoa hậu Belarus
Hoa hậu bình chọn qua mạng: Hoa hậu Việt Nam
Hoa hậu ảnh: Hoa hậu Canada
Hoa hậu phong cách: Hoa hậu Nepal

Hoa hậu Press Princess: Kazakhstan
Hoa hậu có nụ cười đẹp nhất: Slovak Republic
Trang phục dân tộc đẹp nhất: Hoa hậu Srilanka

Trang phục dạ hội đẹp nhất: Hoa hậu Dominican
Miss Thái Lan Kantapat Peeradachainarin từng tham gia cuộc thi Miss International 2011 (cuộc thi Trúc Diễm đã tham gia) và chỉ dừng ở lại Top15. May mắn mỉm cười với Kantapat Peeradachainarin ở cuộc thi cuối cùng diễn ra trong năm 2011 này là Nữ hoàng du lịch. Một vài hình ảnh đẹp của cô:
Tuấn Anh
An Bường dẫn lại
29/12/2011

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

HỦY Ô TÔ BỊ NGẬP LŨ

 Honda phá hủy ôtô bị ngập vì lũ lụt ở Thái Lan
vnexpress.net - Trong nỗ lực chứng minh không có chiếc xe bị ngập nước nào được bán ra cho khách hàng, Honda Thái Lan đã bắt đầu loại bỏ hơn 1.000 xe.
Nhà máy sản xuất ôtô Honda ở khu công nghiệp Rojana (Ayutthaya, Thái Lan) là một trong số những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì lũ lụt kéo dài kỷ lục. Theo hãng tin AFP, quá trình phá hủy xe dự kiến mất một tháng.
Việc sản xuất của hãng xe Nhật bị đình trệ do lũ lụt và mới chỉ trở lại nhịp độ bình thường trong thời gian gần đây. Phó Chủ tịch Honda Mỹ John Mendel từng phát biểu với hãng tin AP, phải đến tháng 3/2012, các đại lý mới lại được đổ đầy hàng trở lại.
Các công nhân đi giữa những hàng xe bị thiệt hại sau lũ trước khi đưa đi tiêu hủy. Ảnh chụp ngày 27/12. Chính xác có 1.055 xe Honda, phần lớn là mẫu hatchback Jazz, Brio và subcompact City, bị phá hủy nhằm đảm bảo với khách hàng rằng xe bị ngập nước sẽ không được sửa chữa và bán ra. Ảnh: AP.

Một chiếc xe Honda bị phá hủy trước sự chứng kiến của báo giới, ngày 27/12. Ảnh: AFP.

Xe được đưa vào máy nghiền. Ảnh: AFP.

Minh Thủy
An Bường lược dẫn
28/12/2011

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

TIN VĂN 27/12/2011

Thái Lan: Rét đậm, 22 tỉnh ban bố vùng thảm họa
TNO - Hai người ở tỉnh Lampang, miền bắc Thái Lan đã chết vì bị nhiễm lạnh, trong khi 22 tỉnh ở miền bắc nước này đã được đặt trong tình trạng vùng thảm họa vì rét đậm, trang tin MCOT (Thái Lan) dẫn nguồn từ giới chức địa phương cho biết hôm 26.12. Theo Bộ Y tế Thái Lan, hai nạn nhân đều là nam giới, một 52 tuổi và người còn lại 53 tuổi.
Mấy ngày gần đây, nhiệt độ ở một số khu vực tại miền bắc Thái Lan đã giảm xuống còn 3 - 5 độ C. Hơn 20.000 ngôi làng tại 22 tỉnh ở miền bắc đã phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt từ đầu tháng 11 và nhà chức trách Thái Lan đã ban bố vùng thảm họa tại 22 tỉnh này.

Quảng Ninh phát triển loại hình du lịch chữa bệnh
 
Vietnamplus - Theo kế hoạch, một loại hình du lịch mới, hấp dẫn sẽ xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam, đó là du lịch chữa bệnh.
Quảng Ninh đang tích cực triển khai các bước để hình thành "vườn thuốc" Yên Tử. Du khách khi đến đây, không chỉ chiêm bái Phật mà còn chữa bệnh từ những thảo dược quý của vùng đất thiêng.

Đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số lần thứ hai 
KTĐT - Khi tỷ lệ sinh đã giảm, mục tiêu DS-KHHGĐ đã hoàn thành, có ý kiến cho rằng không cần thiết phải tiếp tục duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia DS - KHHGĐ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dân số, công tác này cần phải đầu tư xứng tầm hơn bởi tình hình DS đang phải đối mặt với những thách thức mới, trong đó có cả nguy cơ bùng nổ DS lần thứ 2.

Công chức được nghỉ Tết Nhâm Thìn 9 ngày
VnExpress - Ngày 27/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2012 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, trong dịp Tết âm lịch 2012, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghỉ vào thứ sáu, ngày 27/1/2012 (tức ngày 5 tháng Giêng âm lịch) và đi làm bù vào thứ bảy, ngày 4/2/2012 (tức 13 tháng Giêng âm lịch). Như vậy, Tết Nguyên đán năm nay, cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liên tục 9 ngày, từ 21/1/2012 (thứ bảy) đến hết 29/1/2012 (chủ nhật).

An Bường lược dẫn
27/12/2011

CHRISTMAS IN BKK 2011

Bangkok Post - Traditional (and not so traditional) Christmas decorations are lighting up Bangkok's shopping malls and 5-star hotels ahead of celebrations on Dec 25. Photos by Pawat Laopaisarntaksin.

Q House, Lumpini

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN TL THĂM VN


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Teeradej Meepien thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tối 23/12, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Thái Lan Teeradej Meepien đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Trong thời gian ở thăm Việt Nam (từ ngày 22-23/12), Chủ tịch Thượng viện Teeradej Meepien và các thành viên trong đoàn đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đón, hội đàm, chiêu đãi.
Đoàn cũng đã tới chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và hội kiến với Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Teeradej Meepien, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Thái Lan. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

 Tại các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, Chủ tịch Thượng viện Thái Lan đều nhận được sự tiếp đón trọng thị, đánh giá cao từ phía các vị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn; coi đây là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Teeradej Meepien sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước nói chung, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Thái Lan nói riêng.
Hai bên cũng đã tiến hành trao đổi về các hoạt động chính trị, ngoại giao, kinh tế-xã hội cũng như công tác lập pháp của mỗi nước; thống nhất sẽ làm hết sức mình để tăng cường tình đoàn kết, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc; tăng cường hơn nữa sự gắn bó giữa hai Quốc hội, Nhà nước trên các diễn đàn song phương, khu vực và quốc tế.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Thái Lan đã dành những tình cảm đặc biệt cho đất nước, dân tộc Việt Nam; cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của nhân dân Việt Nam đã dành cho Chính phủ, nhân dân Thái Lan trong việc khắc phục hậu quả lũ lụt.
Ngài Teeradej Meepien cũng đánh giá cao những thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đất nước của Việt Nam thời gian qua. Hai bên nhất trí tiếp tục mở rộng các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các Nhóm Nghị sỹ hữu nghị và trao đổi kinh nghiệm giữa cơ quan lập pháp và nhân dân hai nước, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Thái Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.
Nhân dịp thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Teeradej Meepien và các thành viên trong đoàn đã vào Lăng đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nơi ở và làm việc của Người; thăm Chùa Một Cột, địa danh du lịch mang đậm dấu ấn Thăng Long-Hà Nội./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)
An Bường tổng hợp, dẫn tin
24/12/2011

Christmas in Thailand

On Christmas Day, I didn't have a good day because I had to study books to get ready for my exam which started on Xmas day. Also, at my school we didn't have any party, we did it almost the same as a normal day. But at my old school, there was a fun party that happened. In the early morning when the kids got to school they met 2 Santa Clauses waiting by the gate. And when they walked in a bit they met lots of little angles giving some candies to the students. And in the playground there was a Christmas Tree with lots of presents. During the assembly, students sang Christmas songs and watched a play about Mary and Joseph. Really, we don't celebrate Christmas like Western countries. This is because 95% of Thai people are Buddhists. We just like having fun. So, that is why we sometimes celebrate festivals from other countries.

Santas are waiting for the students to come to school.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

CHÍNH THỐNG GIÁO NGA Ở TL

Sơ lược Chính Thống giáo Nga
Chính Thống giáo Đông phương, bao gồm Chính Thống giáo Hy Lạp  và Chính Thống giáo Nga, là một truyền thống Kitô giáo đại diện đa số trong Kitô giáo Đông phương. Chính Thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về - và tuyên bố là sự tiếp nối duy nhất của - giáo hội Kitô giáo nguyên thủy, xem chính mình như Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ thứ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Tín hữu Chính Thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Cơ Đốc trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.
Tín hữu Chính Thống giáo xem giáo hội của họ là:
§         Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-xu Cơ Đốc và các sứ đồ.
§         Giáo huấn và truyền thống giáo hội được bảo tồn bởi các tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai được lưu truyền từ các sứ đồ, cùng các truyền thống khác được phát triển sau này nhằm mở rộng và làm sáng tỏ các giáo huấn nguyên thủy.
§         Tân Ước viết cho tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai và trình bày các giáo lý đã có sẵn của hội thánh (ngụ ý Giáo hội là nền tảng của Tân Ước).
Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Cơ Đốc nguyên thủy (dựa trên lịch Julian), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-xu.
Theo dòng lịch sử, các giáo hội Chính Thống chịu ảnh hưởng văn hóa Hi Lạp liên kết với Alexandria, Constantinople (nay là Istanbul), cùng các thành phố khác thuộc nền văn minh Hi Lạp; trong khi đó Giáo hội Rôma liên kết với La Mã thuộc văn hóa Latin và phương Tây. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi Đế chế La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.

Nhà thờ Chúa Ba Ngôi tại Troitse-Sergieva Lavra

Giáo phận Moskva thuộc Chính Thống giáo Nga (tiếng Nga: Русская Православная Церковь Московского Патриархата từ 1943; Поместная Российская Православная Церковь trước khi được phục hồi năm 1943), cũng được gọi là Chính Thống giáo Nga, là toàn thể những tín hữu Kitô được hợp nhất dưới Giáo phận Moskva, giáo phận này được hiệp thông hoàn toàn (full communion) với các giáo trưởng và tổng giám mục khác của Chính Thống giáo Đông phương. Theo cách hiểu này, các tín hữu Chính Thống giáo Nga được hiệp thông hoàn toàn với các tín hữu Chính Thống giáo Đông phương khác.
(Nguồn: Wikipedia)

Tu viện nam Chính thống giáo đầu tiên ở Thái Lan

Ảnh: © Flickr.com

Tu viện nam đầu tiên của Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Matxcơva đã xuất hiện tại Thái Lan. Mấy hôm trước, đã tổ chức một lễ Thánh tại tu viện này, với sự tham dự của đại diện Giáo hội Chính thống Nga và chính quyền Thái Lan.
Tu viện Chính thống giáo Thánh Uspenski bắt đầu được xây dựng vào cuối năm 2009, khi Giáo hội Chính thống Nga mua được một lô đất khoảng 9000 mét vuông. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, giám mục Oleg Cherepanin, đại diện của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Thái Lan cho biết, kế hoạch ban đầu là xây dựng một nhà thờ nhỏ:
“Tại Thái Lan, nơi mà ngày nay có khá nhiều tín hữu Chính Thống từ Liên Xô cũ, cũng như người Hy Lạp, Romania và Bulgaria, đáng tiếc là chưa bao giờ có nghĩa trang chính giáo. Ban đầu, chúng tôi muốn xây dựng nhà thờ với một nghĩa trang nhỏ. Ở nước này có truyền thống hỏa táng thi thể người chết, không thể chấp nhận với tâm thức Chính thống giáo. Nghĩa trang gần nhất cũng phải cách thành phố gần hơn một trăm cây số. Tỉnh Ratchaburi, nơi tu viện được xây dựng, cách Bangkok 107 km. Hơn nữa, nhiều tín hữu mong muốn ở Thái Lan hiện nay có một nơi mà họ có thể đến nghỉ ngơi, cầu nguyện, chuẩn bị làm các bí tích. Ở Nga, những nơi như vậy thường là tu viện. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định thay vì một nhà thờ, phải xây dựng một tu viện tinh thần cho tất cả các giáo Chính thống ở Thái Lan.”
Khu tu viện bao gồm ngôi nhà thờ Đức Mẹ Uspenski, gác chuông, phòng tu, vườn tu viện, nhà phụ. Tất cả tổ hợp được dựng bằng tiền quyên góp của tín hữu Chính thống khắp thế giới. Trong tương lai, có kế hoạch mở trường dòng và xây dựng tháp chuông. Hiện nay đã có những tu sĩ đầu tiên đến từ Nga và từ Romania, Thái Lan và Lào. Họ có khoảng mười người, cha Oleg nói tiếp:
“Hiện tại, đây mới là những người chưa thụ lễ xuống tóc không có tu viện nguyện và sống tại tu viện như là người mới. Liệu họ có ở lại tu viện hay không, điều đó sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm tâm linh của họ, và phụ thuộc vào việc liệu Giáo hội Chính thống Nga có quyết định chấp nhận họ hay không.”
Sự xuất hiện ngôi nhà tinh thần là một bước quan trọng trong việc truyền bá và củng cố Chính thống giáo Nga ở Thái Lan. Thật vậy, lịch sử của Giáo hội Chính thống Nga ở nước này mới được hơn một thập niên. Giáo xứ đầu tiên Thánh Nicholas xuất hiện tại thủ đô Thái Lan vào năm 2000, khi tại nước này đã có một cộng đồng tín hữu Chính Thống giáo khá đông, và không chỉ riêng người Nga mà còn có tín đồ là công dân các nước khác. Đồng thời các linh mục Chính thống giáo đầu tiên được cử đến Băng Cốc. Hiện nay, đại diện của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Thái Lan là giám mục Oleg Cherepanin. Ông đã dịch sang tiếng Thái rất nhiều Kinh Thánh, để người dân địa phương có điều kiện hiểu biết về Kitô giáo. Hiện nay ở vương quốc Thái Lan có một số giáo hội Chính thống giáo và khoảng năm nhà thờ hoạt động. Ngoài ra có ba đại giáo đường đang ở giai đoạn xây dựng.
“Có nhiều người thường xuyên đến với chúng tôi để chia sẻ vấn đề của họ, họ cần sự giúp đỡ của chúng tôi, chúng tôi giúp đỡ mà không hỏi quốc tịch hay tôn giáo của họ" – giám mục Chính thống giáo nói. Nhờ thái độ Thiên chúa của các linh mục Nga mà ngày càng có nhiều người Thái đến với đạo Chính thống giáo, vì họ thấy trong tôn giáo này có tình thương và quan tâm đích thực đến con người.
(Nguồn: ruvr.ru)

Vương quốc Thái Lan: Giữa Phật giáo và Chính thống giáo
Ảnh: RIA Novosti

Thêm một nhà thờ Kito Nga xuất hiện trên đất Thái Lan. Giáo đường vinh danh Thiên chúa Ba Ngôi tại đảo Phuket trở thành nhà thờ thứ tư của Nga ở Vương quốc. Đại diện Giáo hội Chính thống Nga cho biết, đây không phải là con số giới hạn.
Việc thi công nhà thờ trên đảo Phuket được thực hiện trong vài năm nay. Hôm nay, đây là cơ sở lớn nhất của Chính thống giáo Nga ở Thái Lan. Được xây dựng với những nét truyền thống biểu trưng của kiến trúc Nga cổ, giáo đường thu hút sự chú ý từ xa bởi những mái vòm vàng và các bức tường trắng. Viếng thăm kỳ quan kiến trúc mới không chỉ có người dân địa phương mà cả khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo.
Nhà thờ mới vinh danh Thiên chúa Ba Ngôi chắc chắn sẽ không vắng bóng các tín đồ bởi tại Vương quốc ngày nay đã hình thành cộng đồng Chính thống giáo khá đông đảo, ước tính khoảng vài nghìn người.
Linh mục Oleg Cherepanin, phát ngôn viên của Giáo hội Chính thống Nga ở Thái Lan cho biết, theo truyền thống, tín hữu các giáo hội Kito khác trên thế giới cũng như người dân địa phương cũng đến cầu nguyện tại các nhà thờ của Nga ở Thái Lan:
“Giáo xứ của chúng tôi đa sắc tộc. Ở đây có người Nga, Ukraina, Bulgaria và Romania. Có cả người Pháp, người Mỹ và thậm chí người gốc Phi. Tất nhiên, không ngừng tăng số giáo dân gốc Thái. Người địa phương nói chung có cảm tình với Kitô giáo. Mặc dù thực tế Thái Lan là một đất nước Phật giáo. Nhưng họ tuyên xưng hướng Thượng tọa bộ, một trường phái Phật giáo nguyên thủy và lâu đời, được họ so sánh với Chính Thống giáo. Và vì thế, khi người Thái Lan tự nguyện nhập đạo Kito thì đều hướng chọn Chính Thống giáo, coi đó là một trong những trường phái giáo lý cổ và nguyên bản của Kitô giáo”.
Lịch sử Giáo hội Chính Thống Nga ở Thái Lan mới có hơn một thập kỷ. Giáo xứ của Tòa Thượng Phụ Matxcova xuất hiện tại thủ đô Thái Lan vào năm 2000. Đó là thời điểm Linh mục Oleg Cherepanin tới Bangkok. Ông là giáo sĩ Chính thống đầu tiên ở nước này và dịch sang tiếng Thái khá nhiều sách của bộ Kinh Thánh, giúp người dân dễ tiếp cận hơn với Kitô giáo. Đầu năm 2011, tại tỉnh Ratchaburi đã mở nam tu viện Chính thống giáo, không chỉ trở thành một điểm tu hành, mà còn là trung tâm văn hóa và giáo dục có quy mô ở đây. Trong tương lai gần là kế hoạch xây dựng ba nhà thờ khác của Giáo hội Chính thống Nga. Hoạt động thi công đang sắp kết thúc ở phía nam Pattaya. Công trình ở Pattaya do chính người Thái đề xuất. Hai giáo đường Chính thống Nga nữa sẽ xuất hiện ở đảo Samui và tại trung tâm Bangkok.
(Nguồn: ruvr.ru)
An Bường sưu tầm
23/12/2011

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Tin vắn 22.12.2011

Thái Lan, Campuchia nhất trí rút quân
Cuộc họp Ủy ban biên giới Chung (GBC) Campuchia - Thái Lan lần thứ 8 kết thúc chiều qua đạt thỏa thuận thành lập Nhóm công tác chung hoàn tất việc rút quân khỏi khu vực tranh chấp theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Trước đó, ICJ đưa ra phán quyết 5 điểm gồm rút quân, cho phép quan sát viên vào giám sát, lập trạm kiểm soát an ninh chung và cho phép nhân viên UNESCO vào vùng tranh chấp. 
N.Tú (theo AFP)
Chủ tịch Thượng viện Thái Lan thăm chính thức VN
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ngày 22/12, Đoàn đại biểu Thượng viện Vương quốc Thái Lan do Ngài Teeradej Meepien, Chủ tịch Thượng viện dẫn đầu đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Theo Vietnam+
Ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Thái Lan
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22/12 đã tới thủ đô Bangkok, bắt đầu thăm chính thức Thái Lan ba ngày theo lời mời của Chính phủ Thái Lan.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Thái Lan lần này, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp kiến Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra và các quan chức Hội đồng Cơ mật và Quốc hội Thái Lan.
Theo Vietnam+
An Bường lược dẫn
22/12/2011

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

HỘI NGHỊ TIỂU VÙNG MEKONG


Tiểu vùng Mekong hướng tới một khu vực hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa, bền vững
(Chinhphu.vn) – Các nhà lãnh đạo Tiểu vùng Mekong khẳng định quyết tâm cùng thúc đẩy hợp tác, vượt qua thách thức, khó khăn, hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vững.
Các nhà lãnh đạo các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Chinhphu.vn