Trang

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

SO SÁNH KHOA HỌC VIỆT THÁI - 4

Thái Lan và Mã Lai đang qua mặt Việt Nam về toán và vật lí II: phẩm

Trong bài trước, tôi đã trình bày số liệu cho thấy VN ta đang thụt lùi so với Thái Lan và Mã Lai về toán và vật lí. Bài này sẽ trình bày một số số liệu cho thấy về chất lượng, toán và vật lí của VN cũng thấp hơn các nước láng giềng.
Một công trình khoa học sau khi công bố, nếu có ý tưởng hay phương pháp tốt, sẽ được đồng nghiệp trích dẫn. Câu hỏi đặt ra là số lần trích dẫn bao nhiêu là cao? Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi đó, vì còn tuỳ thuộc vào ngành khoa học. Theo phân tích của ISI, khoảng 55% bài báo khoa học trên thế giới chưa bao giờ được trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố!   Ngay cả những bài báo được trích dẫn, con số cũng khiêm tốn: 
chỉ có <1 5="5" 6="6" b="b" c="c" ch="ch" d="d" do="do" i="i" l="l" m="m" n.="n." n="n" ng.="ng." ng="ng" ngh="ngh" nh="nh" o="o" r="r" span="span" t="t" th="th" tr="tr" xem="xem">
Chất lượng của một công trình có thể đánh giá qua hai chỉ số liên quan đến trích dẫn: chỉ số trích dẫn và chỉ số H. Chỉ số trích dẫn là số lần bài báo được trích dẫn sau khi công bố. Chỉ số H phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một nhà khoa học, nhưng sau này cũng được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của một nhóm hay trung tâm khoa học, kể cả đại học. Về ý nghĩa của chỉ số H có thể đọc bài trước đây của tôi.
“Mèo khen mèo dài đuôi”
Tần số trích dẫn là một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng một công trình nghiên cứu. Nhưng trong vài năm gần đây, người ta phát hiện hiện tượng “self citation” (tức tự trích dẫn). Nói cách khác, tác giả tự trích dẫn công trình trước của mình, và do đó làm tăng chỉ số trích dẫn! Tự trích dẫn không phải là không có lí do, vì có khi tác giả phải đặt nghiên cứu của mình trong bối cảnh chung và các công trình trước của mình. Nhưng tự trích dẫn nhiều quá có thể xem là một hành vi gian lận --malpractice -- trong khoa học.
Phân tích tần số trích dẫn khoa học VN, tôi phát hiện một xu hướng đáng ngại: tần số tự trích dẫn quá cao trong ngành toán. Thật vậy, trong số 1368 lần trích dẫn các công trình toán từ VN, thì có đến 44% là tác giả tự trích dẫn (Bảng 2)! Thái Lan cũng có tần số tự trích dẫn khá cao (35%), so với Mã Lai (25%) và Singapore là thấp nhất (21%).
Bảng 2 dưới đây còn “tiết lộ” văn hoá ngành rất rõ nét. Giới toán học (Đông Nam Á?) có xu hướng tự trích dẫn cao nhất so với các đồng nghiệp ngành vật lí (với tự trích dẫn dao động từ 14-19%). Riêng các nhà khoa học về khoa học máy tính có tần số tự trích dẫn thấp nhất (4-9%), thấp hơn cả các đồng nghiệp kĩ thuật với tỉ lệ tự trích dẫn khoảng 10-17%.
Bảng 2. Phần trăm tự trích dẫn (self-citation)

Toán
Vật lí
Kĩ thuật
KH máy tính
Việt Nam
44
14
10
4
Thái Lan
35
18
11
5
Mã Lai
25
19
17
8
Singapore
21
15
14
9

Chỉ số trích dẫn thấp
Nói chung, nghiên cứu của Việt Nam về toán, kĩ thuật và khoa học máy tính không có chất lượng cao, và do đó có tầm ảnh hưởng thấp. Có thể điểm qua vài ngành để biết được tình hình chung:
Toán học. Tổng số lần trích dẫn các công trình toán học của VN trong thời gian 2007-2011 là 1368 lần, tức mỗi công trình toán từ VN được trích dẫn 1.93 lần (Biểu đồ). Con số này cao hơn Thái Lan (1.84), nhưng còn thấp hơn Mã Lai (2.23) và Singapore. Nhưng sau khi loại bỏ tần số tự trích dẫn, thì chỉ số trích dẫn các công trình toán học của VN chỉ còn 1.09, thấp nhất trong vùng (Bảng 3).

Vật lí. Chất lượng nghiên cứu ngành vật lí VN qua chỉ số trích dẫn có phần tốt hơn Thái Lan và Mã Lai. Sau khi điều chỉnh có tần số tự trích dẫn, chỉ số trích dẫn của VN là 2.73, cao hơn Thái Lan (2.60), Mã Lai (2.50), nhưng thấp hơn nhiều so với Singapore (4.78).

Kĩ thuật và khoa học máy tính. Chất lượng nghiên cứu hai ngành này của VN cũng nằm trong tình trạng chung: thấp. Đặc biệt hai ngành này không có “văn hóa” tự trích dẫn cao như ngành toán hay vật lí. Sau khi loại bỏ tần số tự trích dẫn, tính trung bình mỗi bài báo về kĩ thuật của VN được trích dẫn 2.39 lần. Chỉ số này thấp nhất, khi so với Thái Lan (2.91), Mã Lai (2.52), và Singapore (3.86).
Bảng 3. Chỉ số trích dẫn (2007-2011) 

Toán
Vật lí
Kĩ thuật
KH máy tính
Tính cả tự trích dẫn




Việt Nam
1.93
3.78
2.65
2.10
Thái Lan
1.84
3.16
3.28
2.33
Mã Lai
2.23
3.07
3.04
1.69
Singapore
3.12
5.60
4.47
3.41
Không tính tự trích dẫn




Việt Nam
1.09
2.73
2.39
2.02
Thái Lan
1.19
2.60
2.91
2.21
Mã Lai
1.68
2.50
2.52
1.56
Singapore
2.47
4.78
3.86
3.11

Ảnh hưởng thấp
Tầm ảnh hưởng có thể đánh giá qua chỉ số H (Bảng 4). Trong thời gian 2007-2011, Việt Nam công bố được 15 bài nghiên cứu toán học được trích dẫn 15 lần trở lên (chỉ số H = 15). Chỉ số này cao hơn Thái Lan (12), nhưng vẫn thấp hơn Mã Lai (16) và Singapore (25). Tuy nhiên, nếu điều chỉnh cho tự trích dẫn thì chắc chắn chỉ số H ngành toán học VN cũng thấp nhất so với 3 nước ASEAN vừa đề cập.
Bảng 4. Chỉ số H của Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai và Singapore 2007-2011 

Toán
Vật lí
Kĩ thuật
KH máy tính
Việt Nam
15
19
13
9
Thái Lan
12
23
28
15
Mã Lai
16
22
36
14
Singapore
25
53
51
31

Chỉ số H cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của các công trình vật lí, kĩ thuật và khoa học máy tính của VN là thấp nhất trong vùng. Singapore lúc nào cũng dẫn đầu tầm ảnh hưởng, kế đến là Mã Lai và Thái Lan.
Cố nhiên, phân tích này chưa xem xét đến từng công trình hay cá nhân xuất sắc, nhưng thiết nghĩ những cá nhân hay công trình outlier như thế không đại diện cho một nền khoa học, nên rất khó diễn giải.
Nói tóm lại, qua hai phân tích, chúng ta dễ dàng thấy 2 lĩnh vực khoa học được xem là “mạnh” của Việt Nam là toán và vật lí, thật ra không mạnh chút nào khi so với các nước láng giềng. Không mạnh về số lượng, càng yếu kém về chất lượng. Điều đáng quan tâm là Mã Lai và Thái Lan đã và đang vượt qua VN về số ấn phẩm toán và lí. Những số liệu này còn cho thấy Mã Lai đã có một bước “nhảy vọt” trong hai năm qua, vượt qua Thái Lan, và trở thành “cường quốc” khoa học thứ 2 ở Đông Nam Á (chỉ sau Singapore).
Những dữ liệu này hàm ý cho biết nếu VN không có kế hoạch phát triển khoa học đồng bộ (mà chỉ tập trung tiền vào một lĩnh vực hẹp nào đó) thì chúng ta sẽ có một nền khoa học méo mó, mất cân đối, và chẳng giống ai. Nếu VN không tạo ra một bước nhảy vọt như Mã Lai (hay Thái Lan trong thập niên trước đây) thì chúng ta sẽ mãi mãi là kẻ đi sau hai nước láng giềng. Không một người Việt Nam nào – trong hay ngoài nước -- muốn thấy một viễn ảnh như thế.

Nguyễn Văn Tuấn
(nguyenvantuan.net)
Xem thêm