Trang

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

HÀNG THÁI TƯNG BỪNG Ở VN

Thời gian gần đây, người tiêu dùng VN cũng như giới truyền thông VN có nhiều câu, nhiều lời “có cánh” về hàng Thái, chủ yếu là ca ngợi, và cũng có ý cảnh báo sự cạnh tranh của hàng TL.
Báo chí giật tít to, tít nhỏ đùng đùng:
Hàng Thái tại HN tháng 4/2012. Ảnh: tinmoi.vn.
     ·    Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan 2012 thu hút người tiêu dùng
·         Tâm lý chuộng hàng Thái của người Việt Nam
·         “Cơn lốc” hàng Thái
·         Hàng Thái xâm nhập khắp nơi
·        Nhập siêu từ Thái Lan ngày càng "vượng"
·         Hàng Thái ngày càng lấn sâu vào trong nội địa.
·         Hàng Thái ngày càng tiến sâu vào nội địa
·         Đến lượt hàng Thái 'tấn công' chợ Việt
·         Hàng Thái lấn lướt hàng Việt
·         Hàng Thái lấn át hàng Việt
·         Hàng Thái thay thế hàng Trung Quốc
·         Hàng Thái đổ bộ, tái chiếm thị trường Việt Nam
·         Hàng Thái vào từ nhiều đường
·        Hàng Thái bành trướng Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau, từ chính ngạch, tiểu ngạch đến nhập lậu, xách tay...
Người tiêu dùng và các nhà kinh doanh nhận xét:
Nhận xét chung:
·        Mốt xài hàng Thái từ lâu đã phổ biến trong nhiều tầng lớp người Việt.
·        Khách Việt vẫn thích chọn hàng Thái vì ít hàng nhái, chất lượng đảm bảo.
·        Không chỉ ngự tại các đường to, phố lớn mà các cửa hàng bán toàn đồ Thái còn len lỏi vào các phố nhỏ, ngõ cụt, tiệm cận gần nhất với người tiêu dùng.
·        Hàng Thái dường như đang gây "nghiện" cho nhiều người tiêu dùng Việt.
·         Nếu đem hàng VN so với hàng hoá TQ, sẽ chọn hàng VN. Nhưng nếu đem so với hàng hoá TL, sẽ chọn hàng TL.
·         Người tiêu dùng Việt từ thành thị đến nông thôn rất tin tưởng và chào đón hàng TL rất nồng nhiệt. Một số người tiêu dùng tại TP HCM thậm chí còn lập hội “săn hàng Thái”.
·         Giữa lúc người tiêu dùng Việt đang có tâm lý lo ngại về chất lượng các loại hàng TQ hiện nay thì hàng TL với chất lượng khá ổn đang rất được người tiêu dùng Việt tin tưởng. Chính vì vậy mà hàng Thái xuất hiện ngày càng dày từ chợ đến siêu thị, cửa hàng chuyên biệt.
·         Siêu thị, như BigC chẳng hạn, cũng thay thế dần hàng TQ sang Thái với các mặt hàng nhập khẩu.
·         Chẳng bao lâu nữa hàng TL sẽ nhanh chóng thay thế hàng TQ tại thị trường VN.
·         Thích hàng Thái từ lâu lắm rồi vì nó đẹp hơn và điều quan trọng nhất là không sợ chất độc hại như hàng TQ.
·         Không chỉ phổ biến ở TP Hồ Chí Minh hay khu vực Nam Bộ, hàng tiêu dùng TL đang dần trở thành sự lựa chọn của không ít người tiêu dùng Hà Nội hiện nay. Phần đa là những người có thu nhập khá.
·         Hàng hóa TL vốn được người Việt ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mẫu mã bền đẹp, chất lượng không quá cao so với hàng hóa Âu Mỹ.
·         Hàng tiêu dùng TL được ưa thích và chú ý ở tầng lớp trung lưu, có nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt với mức giá có thể cao hơn. Phần đa hàng Thái nhập vào VN là hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, bánh kẹo, đồ hộp, quần áo, đồ nhựa và thậm chí cả phụ tùng xe máy.
·         Đồ Thái luôn được người tiêu dùng đánh giá nhỉnh hơn hàng trong nước sản xuất dù cùng thuộc một nhãn hiệu kinh doanh (sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia).
·         Hàng Thái "xịn" bán rất chạy và ngày càng được nhiều người quan tâm, thậm chí thời điểm năm ngoái còn khan hàng do ảnh hưởng của lũ lụt.
·         Tính về số lượng thì hàng xuất xứ tại TL đứng thứ hai trên thị trường, sau TQ. Song nếu tính riêng ngành hàng, thì với điện tử, điện lạnh, như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy sấy tóc..., hàng xuất xứ từ TL chiếm đến 70% thị phần. Và đặc biệt hơn, nhiều mặt hàng có giá trị cao, được tiêu thụ mạnh ở lĩnh vực này thì đứng đầu chính là hàng Thái.
Nhận xét riêng từng ngành hàng:
Đồ nhựa và đồ dùng nhà bếp của TL nhiều năm được đánh giá là bền và chắc chắn. Ảnh: tinmoi.vn.
·         Sắm xe máy Thái yên tâm hơn xe Tàu.
·         Hoa quả Thái được ưa chuộng hơn hoa quả TQ, kể cả của trong nước, mà giá cả cũng phải chăng.
·         VN xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, nhưng  trong bữa ăn thường nhật của nhiều gia đình Việt lại ngào ngạt cơm tám Thái, nấu bằng nồi điện "made in Thailand", dù gạo Thái đắt gấp rưỡi gạo ta.
·         Hoá mỹ phẩm từ TL chiếm được cảm tình của phái đẹp.
·         Nhóm các sản phẩm chăm sóc tóc ở mức giá trung bình như gel, thuốc nhuộm tóc, duỗi tóc, dầu hấp tóc… thì hàng Thái tại VN không có đối thủ. Các mặt hàng này đang chiếm hơn 80% lượng hàng tại các sạp chuyên bán hóa mỹ phẩm sỉ cho ngành tóc tại các chợ sỉ của TP HCM, như Tân Bình, Kim Biên, Bình Tây, cũng như tại hầu hết các tiệm uốn tóc, làm đẹp của thành phố.
·         Hàng TL cũng chiếm ưu thế lớn so với hàng nhập khẩu từ các nước khác như các loại thực phẩm, trái cây, quần áo, giày dép...
·         Trái cây nhập từ TL như chôm chôm, sầu riêng, xoài, bòn bon, măng cụt, quýt, me... luôn được tiêu thụ mạnh và số lượng được tiểu thương bày bán có khi nhỉnh hơn cả hàng trong nước.
·         Tại chợ Kim Biên khoảng 90% mặt hàng thủy tinh đang bày bán tại sạp là hàng TL và được khách hàng đón nhận. Nếu so với hàng TQ, hàng thủy tinh của Thái hơn hẳn về mẫu mã, chất lượng.
·         Hàng may mặc, quần áo do TL sản xuất được nhiều người ưa chuộng dù giá thành đắt hơn sản phẩm cùng loại do TQ sản xuất 10 – 20%. Hàng TQ bắt mắt hơn về mẫu mã, giá rẻ hơn, nhưng quần áo của TL mặc lên thấy sang hơn, chất lượng vải tốt hơn, thấm hút mồ hôi và bền màu. Nhất là quần áo cho con em mình, các bậc phụ huynh thường e ngại đồ may mặc xuất xứ TQ.
·         Không chỉ nhập hàng may mặc mà các sản phẩm phụ kiện, trang sức bạc cao cấp cũng được nhập về từ TL nhiều hơn. Bạc Thái vốn được chị em ưa thích vì chất lượng đẹp, tỷ lệ bạc cao nên bạc bền và sáng. 
·         Một số thực phẩm đóng hộp, nước ép hoa quả hay đồ ăn gia vị đặc trưng của TL cũng có thể được tìm thấy ở Hà Nội tại các cửa hàng, siêu thị mini chuyên doanh sản phẩm của Thái.
·         Tại Hà Nội, doanh số hàng Thái chủ yếu đến từ hóa mỹ phẩm (60-70%), còn lại là thực phẩm, quần áo, trang sức vẫn khiêm tốn.
Thị trường VN cảnh báo:
·         Với sản phẩm như nước xả, nước giặt, chất tẩy rửa, thực phẩm… do hàng hóa nặng nên thường thông qua các Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối. Tuy nhiên theo nhận xét của người kinh doanh bán lẻ, sản phẩm do các công ty này đặt hàng nhập khẩu và phân phối có giá bán thậm chí còn thấp hơn giá mua sản phẩm cùng loại tại Băng Cốc, nên chất lượng thường giảm sút so với hàng mua chính gốc ở TL.
·         Coi chừng là hàng hoá TL bên hông Trung quốc (Ai đảm bảo đó là hàng Thái).
·         Chi phí vận chuyển hàng hóa thường chiếm khoảng 5 – 10% giá mua ở nguồn tại TL.

Nhập siêu “khủng”:
Đặt nhập siêu từ TL trong bức tranh toàn cảnh nhập siêu của Việt Nam mới thấy, nếu thời điểm năm 2010 nhập siêu từ TL đứng thứ tư trong số các nước và vùng lãnh thổ (sau TQ, Hàn Quốc, Đài Loan), thì năm 2012, đã chiếm tới 48% tổng nhập siêu của cả nước. 6 tháng 2012, nhập siêu từ Thái Lan là 1,609 tỷ USD, trong khi cả nước chỉ nhập siêu có 158 triệu USD - nhờ xuất siêu vào một số thị trường, tổng nhập siêu của cả nước mới "khiêm nhường" vậy.
Biểu số liệu nhập siêu từ TL (2005-2011):
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
VN nhập siêu từ Thái
1,511
2,104
2,714
3,617
3,248
4,420
4,592
Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: Tập hợp theo số liệu thống kê XNK hàng năm
Cơ cấu hàng hoá mậu dịch hai chiều:
VN xuất khẩu sang TL dầu thô, than đá (chiếm khoảng 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN sang thị trường này); tiếp đến là thuỷ sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đây chỉ toàn là hàng thô, gia công, giá thấp, giá trị gia tăng cũng thấp.
VN nhập khẩu từ TL linh kiện, phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, linh kiện xe máy, sắt thép các loại. Hàng công nghệ, giá ắt cao. Chưa kể hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, thực phẩm, đồ nhựa, quần áo... cũng đầy rẫy.
Đường vào VN của hàng Thái:
Hàng TL vượt qua đất Lào, Campuchia đổ vào các khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị, Mộc Bài - Tây Ninh, Hà Tiên - Kiên Giang để câu du khách hoặc ào ạt theo chân lái buôn người Việt, lọt qua mạng lưới kiểm tra của các cơ quan chức năng, tuồn đi khắp ngả.
Việc đặt mua hàng TL hiện khá đơn giản. Muốn tìm những lô hàng mới, chỉ cần liên lạc với các công ty Thái trên mạng. Nếu đặt hàng với số lượng lớn thì chỉ cần 10 - 15 ngày sau là đối tác sẽ gửi hàng tận nơi bằng đường hàng không. Nhưng đi đường chính ngạch phải chịu thuế, phí khiến giá sản phẩm đội lên cao nên các nhà phân phối tại TP.HCM thường đánh hàng theo kiểu “xách tay”. Chi phí đi Thái rất rẻ, tìm nguồn hàng không khó nên hầu hết chúng tôi lấy hàng kiểu này.

Văn hoá kinh doanh của người Thái
Người Thái luôn nở nụ cười. Người Thái nói chuyện dí dỏm, sẵn sàng tuôn ra hàng tràng cười sảng khoái. Hứng lên là uốn éo, làm bộ dạng như diễn viên khi muỗn biểu đạt nội dung nào đó cho dễ hiểu và sinh động, có nhạc thì có thể nhảy nhót tại chỗ luôn, Trong việc mua bán, người mua lựa chọn đồ, làm lộn xộn, xáo tung lên, nhưng lại không mua, cũng chẳng sao, người bán sẽ sắp xếp lại sau. Nhìn thấy cảnh tượng đó tôi không dám liên tưởng ở VN.
Nhà kinh doanh Thái bình thường đã nhiệt tình và chu đáo với khách mua lẻ, mua sỉ, nhưng tại các siêu thị bán lẻ và bán sỉ ở các khu trung tâm thương mại ở Bangkok, tôi cảm nhận chủ quan thực tế còn hơn thế. Tôi đã chứng kiến nhiều lần sự săn sóc đó và kết quả là khách hàng khệ nệ chuyển đồ hoặc ngồi ôm đồ chờ phương tiện đến đem đi.
Người Thái nắm bắt tâm lý khách hàng rất giỏi. Họ biết cách săn sóc, chiều chuộng khách hàng, nhất là với những trường hợp mua nhiều, có đặt hàng, có hợp đồng. Hàng Thái tràn vào VN bằng đủ đường là vì vậy.
Chính phủ Thái có các chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả. Ngay ở VN, năm 2012 này, có 4 hội chợ bán lẻ và 1 đợt bán lẻ hàng TL: TP HCM (5-8/4), HN (19-22/4), 1 đợt bán lẻ hàng Thái ở Hệ thống siêu thị Intimex Hà Nội trong tháng 6, TP HCM (2-5/8) và nay tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội, đang diễn ra từ 9-12/8. Chương trình xúc tiến thương mại tại VN đã và đang được Văn phòng Thương mại, Đại sứ quán Vương quốc TL tại VN, Cục Xúc tiến thương mại quốc tế (Bộ Thương mại TL) phối hợp với các cơ quan hữu trách VN thực hiện. 
 An Bường tổng hợp
(Nguồn tham khảo: Nguyễn Duy Nghĩa - Vef.vn - VietnamNet, Đất Việt, TTVN, tinmoi.vn, Vietnam+)