TẾT SONGKRAN
Lễ hội Songkran của Thái cũng còn được gọi là ngày tết năm mới cổ truyền, diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15 tháng 4.
Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng ngày Phật Đản bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc.
Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long - ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ. Tiếp đó là Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.
Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee - ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.
(Nguồn: Wikipedia)
VUI TẾT Ở NAKHON PHANOM 2010
Ảnh An Bường
Bên bờ sông Mekong chiều giáp Tết
Tưởng nhớ ông bà cha mẹ
Chợ đông vui ngày giáp Têt
Đi chợ thấy có món này - Dế mèn
Súng phun nước hiện đại
Khiếp chưa - Các nữ xạ thủ
Nam chủ nhà đường phố "trấn áp" bằng nước khách qua đường
Đói, khát ? Ghé tạm quán bên đường mà chén.
Đến chợ rồi. Đói khiếp. Ăn đã rồi đi
Dân bên Savanakhet (Lào) sang đi chợ Tết
Ngồi thuyền trên sông Mekong
Các diễn viên nhí trong tiệc cưới (trùng ngày Têt)
Cây biểu tượng và hoa biểu tượng của tỉnh là Fagraea fragrans
(tiếng Việt: Trai hay trai lí, trai Nam bộ)
An Bường