Vận tải qua Đà Nẵng gần hơn nhưng giá thành lại cao hơn. |
Đại diện các doanh nghiệp còn đưa ra
dẫn chứng: Hàng hoá từ các tỉnh, thành phố trên EWEC xuất đến các nước Đông Bắc
Á chỉ về cảng Đà Nẵng khoảng 3% tổng lượng hàng hoá qua cảng hàng năm, mà chủ
yếu lượng hàng này qua cảng Lamchabang - Bangkok. Tuy vận tải qua Đà Nẵng gần hơn
nhưng giá thành lại cao hơn. Chẳng hạn, container 20 FT đi từ Bangkok đến
Hongkong dài 1.063 hải lý nhưng cước vận chuyển chỉ 200 USD, trong khi từ cảng
Đà Nẵng chỉ 511 hải lý nhưng phí vận chuyển đến 350 USD. Tờ khai phương tiện
qua cửa khẩu cũng không thống nhất. Tại cửa khẩu Lào - Thái chỉ cần đền 6 thông
tin cần thiết nhưng tại các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào, tờ khai có đến 45
thông tin...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để
phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Đông - Tây, những nhà hoạch định chính
sách “phải thông thoáng hơn nữa trong tư duy” để có sự hợp tác chặt chẽ và
thường xuyên giữa các địa phương nằm trên và xung quanh EWEC; cấp liên quốc
gia, quốc gia lẫn cấp tỉnh… sớm có khung pháp lý và chính sách thống nhất và
phù hợp cho toàn tuyến và trong việc thực thi chính sách, trong quy hoạch phát
triển và khai thác, vận hành EWEC.
PGS.TS Hoàng Thọ Xuân, nguyên
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, cho rằng: Để đảm bảo sự
vận hành trên toàn tuyến và xung quanh EWEC phải đáp ứng được tiêu chí “đơn
giản, thống nhất, nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả”. Kêu gọi sự hợp tác và tài
trợ của các đối tác quốc tế trong việc tư vấn (quy hoạch, chính sách), sự hợp
tác, đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, phải có
sự phân quyền cho các cấp địa phương trong một số lĩnh vực và hoạt động, có sự
phối hợp giữa bộ đội biên phòng, hải quan, y tế, kiểm dịch… nhằm tạo thuận lợi
cho sự giao lưu hàng hoá và hành khách trên toàn tuyến, nhất là ở các điểm nút
và các cửa khẩu.
Đoàn Nguyên - baodatviet.vn